Tin tức

Tìm hiểu về bàn thờ, tủ thờ gia tiên ( phần 2 )

Thứ 6, 01/07/2016 | 14:51

Kích thước Bàn thờ, Tủ thờ:

 

Bàn thờ, Tủ thờ không phải thích đặt kích thước bao nhiêu thì đặt mà phải tùy vào gia chủ định chọn chữ gì để đặt cho bàn thờ nhà mình, nhưng phải theo sách xưa là kích thước mặt Bàn thờ, Tủ thờ và vị trí đáy Bàn thờ, Tủ thờ xuống đến đất phải theo kích thước Lỗ Ban. Trên thước Lỗ Ban có các kích thước rộng hẹp khác nhau tương ứng với những cung chữ trên đó như: Linh, sinh khí, phúc, an ấm hay họa hại, ngũ quỷ, lục sát... tất nhiên phải chọn cung cát như. Phúc lộc, gia đinh, tài vượng, sinh khí, thiên y với kì vọng gia đình mình sẽ nhận được những điều tốt đó.

 

Về vị trí đặt bàn thờ:

Với người Việt, trong mỗi khuôn viên bao giờ cũng có một ngôi nhà chính dùng vào việc quan trọng nhất là thờ phụng, chính phía trong của gian giữa bao giờ cũng được dành làm nơi thờ, đây là trung tâm của nội thất, chỗ trang trọng nhất, các sinh hoạt khác có diễn ra ở gian bên cũng đều hướng về đấy. Bàn thờ Tổ tiên của người Việt cũng đa phần hướng Nam, hàm ý con cháu tôn vinh Tổ tiên là những bậc hiền tài theo tinh thần “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ” (Bậc thánh nhân ngồi ngoảnh mặt hướng Nam mà nghe thiên hạ tâu bày), và theo đạo Phật thì hướng nam là nơi của Bát Nhã, tức là trí tuệ, hướng của sự sáng tạo, của sinh lực tràn trề, đầy dương khí. Tuy nhiên, cũng có quan điểm đặt bàn thờ hướng tây vì cho rằng hướng này hợp với sự đối đãi của âm dương, nên yên ổn và phát triển, nghĩa là vị thần được an tọa[1]. Nhưng trong thời điểm hiện nay, cũng tùy theo vị trí ngôi nhà, tuổi gia chủ mà ta có thể đặt bàn thờ theo những cách khác nhau và hướng khác nhau nhưng có nguyên tắc chung là: Tả cầu tài - hữu bản mệnh tức là đặt bên trái để cầu tài và bên phải thờ bản mệnh, hiểu rộng ra là đối với các tín chủ thờ đức thần tài thì nên đặt ban thời bên trái tính theo hướng của ngôi nhà chứ không phải tính từ cửa đi vào. Cũng từ quan điểm này thì bàn thờ gia tiên không nhất thiết phải quay theo hướng nhà mà gia chủ có thể tự đặt hoặc nhờ thầy phong thủy đặt.

Nhưng phải nhất nhất theo nhưng nguyên tắc chung:

Thứ nhất, không được lộ thiên, tức là phía trên, phía sau bàn thờ có cửa sổ hoặc cửa chính đi hoặc trên nóc bàn thờ có ống thông gió.

Thứ hai, bàn thờ tối kị để các vật nặng như đầu dư nhà hay các vật sắc nhọn như: góc tủ, góc cánh cửa chọc thẳng vào mặt bàn thờ hoặc đầu hồi của nhà hàng xóm chĩa vào.

Thứ ba, phải tránh những nơi bẩn tạp như nhà tắm, nhà vệ sinh, hay giường ngủ của vợ chồng. Nếu tầng dưới đặt bàn thờ thì tầng trên cũng không được đặt bếp hoặc phòng ngủ, nhà tắm nhà vệ sinh.

* Về chất liệu gỗ làm bàn thờ, tủ thờ:

Thời xưa, khi kinh tế chưa phát triển, điều kiện của các gia đình vẫn còn chưa khá giả như bây giờ thì bàn thờ, tủ thờ đựơc sử dụng chủ yếu là gỗ Mít, Vàng Tâm ... để phù hợp với tài chính của người dân.

Nhưng hiện nay, kinh tế phát triển hơn rất nhiều, các gia đình đã chú trọng hơn trong việc chọn lựa bàn thờ, tủ thờ một cách kĩ lưỡng hơn, vừa đảm bảo độ bền tốt, vừa đảm bảo được yếu tố thẩm mĩ trong ngôi nhà, họ thường có chọn lựa dòng gỗ cao cấp là gỗ Gụ và gỗ Hương thuộc nhóm gỗ loại 1.

 

Khi nói về kích thước, Thượng tọa cho rằng việc chọn kích thước thì tuỳ theo không gian cũng như ý thích của từng người, có thể căn cứ vào thước Lỗ Ban cung cát hay không thì nó chỉ mang tính chất quan niệm mà thôi, kể cả hoa văn trên bàn thờ có thể chạm khắc tứ linh, có quan niệm dòng dõi quý tộc thì chạm trổ rồng, còn nhà dân thường thì chạm phượng thôi. Nhưng đó chỉ là quan điểm, còn thực tế người ta vẫn làm theo ý thích là nhiều.

Bàn thờ, Tủ thờ gia tiên hay bất kì bàn thờ nào cũng vậy, tùy những điều kiện và thời kì khác nhau thì giá trị vật chất của những vật thờ khác nhau nhưng một bàn thờ đúng luôn phải tuân thủ những quy định trên. Đó là một bộ phận trong không gian gia đình, nó tham gia vào nội thất với tính chất trang nghiêm, tôn kính và thẩm mỹ. Mỗi gia đình tuỳ không gian cho phép, tuỳ tương quan với tiện nghi sinh hoạt khác có thể làm những bàn thờ thích hợp và đồ tế khí phù hợp, làm sao cái đẹp ở đây phải đảm bảo văn hóa cả chiều sâu tâm linh và mặt bằng mỹ thuật.

Bàn thờ ấy luôn gợi lên một chiều sâu tâm linh “cây có gốc, nước có nguồn” vừa nhân bản vừa vun đắp truyền thống, đồng thời là niềm tự hào của gia chủ về tổ tiên và về cách dạy con cháu